Tổ Chức Quy Hoạch Đô Thị Khu Vực Boston
Kế Hoạch Hỗ Trợ Ngôn Ngữ năm 2023

Người Quản Lý Dự Án

Betsy Harvey

 

Chủ Đầu Tư

Sarah Philbrick

 

Chuyên Viên Phân Tích Dữ Liệu

Erin Maguire

 

Đồ họa

Adriana Fratini

 

Thiết Kế Bìa

Adriana Fratini

 

Biên tập

David Davenport

 

Công tác chuẩn bị tài liệu này có sự hỗ trợ

của MPO Combined PL và 5303 #118967.

 

Nhân Viên Quy Hoạch Giao Thông Trung Ương

được chỉ đạo bởi Tổ Chức Quy Hoạch Đô Thị Khu Vực Boston (Boston Region Metropolitan

Planning Organization, MPO). MPO gồm có

các cơ quan và nhà chức trách tiểu bang và khu vực, và

chính quyền địa phương.

 

 

Tháng 12, 2023


 

 

 

 

 

Nếu có các thắc mắc chung, hãy liên hệ

Nhân Viên Quy Hoạch Giao Thông Trung Ương                  857.702.3700

State Transportation Building                                                 ctps@ctps.org

Ten Park Plaza, Suite 2150                                                   ctps.org

Boston, Massachusetts 02116                                              

 

 

Tổ Chức Quy Hoạch Đô Thị Khu Vực Boston (MPO) điều hành các chương trình, dịch vụ và hoạt động tuân thủ các điều luật cấm phân biệt đối xử của liên bang bao gồm Khoản VI của Đạo Luật Dân Quyền (Civil Rights Act) năm 1964 (Khoản VI), Đạo Luật Phục Hồi Dân Quyền (Civil Rights Restoration Act) năm 1987, và các quy chế và quy định liên quan. Khoản VI cấm hành vi phân biệt đối xử trong các chương trình được liên bang tài trợ và quy định rằng không ai tại Hoa Kỳ bị cấm tham gia, bị từ chối phúc lợi, hay bị phân biệt đối xử khác dựa trên chủng tộc, màu da hoặc nguồn gốc quốc gia (bao gồm trình độ tiếng Anh hạn chế) trong bất kỳ chương trình hay hoạt động nào nhận tài trợ của liên bang. Các điều luật liên bang cấm phân biệt đối xử liên quan được thực thi bởi Cơ Quan Quản Lý Xa Lộ Liên Bang, Cơ Quan Quản Lý Giao Thông Liên Bang, hoặc cả hai, cấm phân biệt đối xử dựa trên độ tuổi, giới tính, và khuyết tật. MPO Khu Vực Boston cân nhắc các nhóm dân được pháp luật bảo vệ này trong Các Chương Trình Khoản VI của mình, phù hợp với sự diễn giải và quản lý của liên bang. Ngoài ra, MPO Khu Vực Boston cung cấp khả năng tiếp cận hiệu quả đối với các chương trình, dịch vụ, và hoạt động của họ cho các cá nhân có trình độ tiếng Anh hạn chế, tuân thủ chính sách và hướng dẫn của Bộ Giao Thông Hoa Kỳ về Lệnh Hành Pháp liên bang số 13166.

MPO Khu Vực Boston cũng tuân thủ Luật Nhà Ở Công của Massachusetts (Massachusetts Public Accommodation Law), M.G.L. c 272 mục 92a, 98, 98a, cấm hành vi phân biệt, kỳ thị, hoặc hạn chế tiếp nhận, hoặc đối xử trong một địa điểm nhà ở công dựa trên chủng tộc, màu da, tín ngưỡng, nguồn gốc quốc gia, giới tính, thiên hướng tình dục, khuyết tật, hay tổ tiên. Tương tự, MPO Khu Vực Boston tuân thủ Lệnh Hành Pháp của Thống Đốc số 526, mục 4, quy định rằng tất cả các chương trình, hoạt động, và dịch vụ được cung cấp, thực hiện, cấp phép, cấp đặc quyền, tài trợ, quản lý, hoặc hợp đồng bởi tiểu bang phải được tiến hành không phân biệt đối xử phi pháp dựa trên chủng tộc, màu da, tuổi tác, giới tính, sắc tộc, thiên hướng tình dục, bản dạng giới hoặc biểu thị giới tính, tôn giáo, tín ngưỡng, tổ tiên, nguồn gốc quốc gia, khuyết tật, tư cách cựu binh (bao gồm cựu binh chiến tranh Việt Nam), hoặc xuất thân.

Có thể nhận mẫu đơn khiếu nại và thông tin bổ sung bằng cách liên hệ với MPO hoặc tại http://www.bostonmpo.org/mpo_non_discrimination.

Để yêu cầu thông tin này bằng một ngôn ngữ khác hoặc bằng một định dạng dễ tiếp cận, vui lòng liên hệ

Title VI Specialist
Boston Region MPO
10 Park Plaza, Suite 2150
Boston, MA 02116
civilrights@ctps.org

Qua Điện Thoại:
857.702.3700 (thoại)

Đối với người khiếm thính hoặc khiếm thanh, hãy kết nối qua dịch vụ MassRelay của tiểu bang:

  • Chuyển Tiếp Dùng TTY hoặc Dịch Vụ Hearing Carry-over: 800.439.2370
  • Chuyển Tiếp Dùng Dịch Vụ Voice Carry-over: 866.887.6619
  • Chuyển Tiếp Dùng Dịch Vụ Chuyển Văn Bản Thành Lời Thoại: 866.645.9870

Để biết thêm thông tin, bao gồm các số dành cho người nói tiếng Tây Ban Nha, hãy truy cập https://www.mass.gov/massrelay.

 


 

Trích yếu

Lệnh Hành Pháp 13166—Cải Thiện Khả Năng Tiếp Cận Dịch Vụ Cho Người Có Trình Độ Tiếng Anh Hạn Chế—hướng dẫn các đơn vị nhận tài trợ liên bang "đảm bảo rằng các chương trình và hoạt động họ thường cung cấp bằng tiếng Anh có thể tiếp cận được đối với người thuộc diện LEP và nhờ đó không phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc quốc gia vi phạm Khoản VI của Đạo Luật Dân Quyền năm 1964." Đáp lại các quy định sau đó phát triển bởi Bộ Giao Thông Hoa Kỳ, Kế Hoạch Hỗ Trợ Ngôn Ngữ (Language Assistance Plan, LAP) này mô tả các nhu cầu ngôn ngữ của cư dân trong 97 đô thị mà Tổ Chức Quy Hoạch Đô Thị Khu Vực Boston (MPO) phục vụ và sự hỗ trợ ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết mà MPO cung cấp để đáp ứng các nhu cầu đó. Vì MPO là một đơn vị nhận tài trợ liên bang từ Cơ Quan Quản Lý Giao Thông Liên Bang và Cơ Quan Quản Lý Xa Lộ Liên Bang, LAP này đáp ứng các yêu cầu được đặt ra bởi các cơ quan này về việc cung cấp sự hỗ trợ ngôn ngữ trong các hoạt động và chương trình của MPO.

 

Tóm Tắt Thực Hiện

ES.1     Giới thiệu

Với tư cách là một đơn vị nhận tài trợ liên bang từ Cơ Quan Quản Lý Giao Thông Liên Bang và Cơ Quan Quản Lý Xa Lộ Liên Bang, Tổ Chức Quy Hoạch Đô Thị Khu Vực Boston (MPO) được yêu cầu phát triển Kế Hoạch Hỗ Trợ Ngôn Ngữ (LAP) này, mô tả nhóm dân số có trình độ tiếng Anh hạn chế (LEP) trong Khu Vực Boston và cách tiếp cận của MPO trong việc cung cấp sự hỗ trợ ngôn ngữ.

 

ES.2     Xác Định Các Nhu Cầu Ngôn Ngữ

Để xác định nhu cầu ngôn ngữ, nhân viên MPO đã tiến hành phân tích 4 yếu tố theo yêu cầu của các đơn vị nhận tài trợ liên bang:

 

 

Các phần sau đây tóm tắt kết quả phân tích 4 yếu tố.

 

ES.2.1 Yếu Tố 1: Số Lượng và Tỉ Lệ Người Thuộc Diện LEP trong Khu Vực Boston

Nhân viên MPO đã sử dụng dữ liệu Mẫu Vi Dữ Liệu Sử Dụng Công Cộng (PUMS) Khảo Sát Cộng Đồng Mỹ của Cục Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ để xác định tỉ lệ phần trăm và số lượng người trong khu vực MPO thuộc diện LEP và các ngôn ngữ họ nói ở nhà. Theo PUMS 2017–21 gần đây nhất, có khoảng 372.079 người thuộc diện LEP trong Khu Vực Boston, chiếm khoảng 11,1 phần trăm dân số. Trong số đó, khoảng 354.449 người nói các ngôn ngữ đáp ứng tiêu chí Safe Harbor (Biện Pháp Đảm Bảo An Toàn), hay 95,3 phần trăm số người thuộc diện LEP. Các ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor là những ngôn ngữ được ít nhất 1.000 người hoặc 5 phần trăm dân số sử dụng, tùy vào con số nào ít hơn. Có 26 ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor ở khu vực Boston, 5 ngôn ngữ hàng đầu là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hoa, tiếng Bồ Đào Nha (bao gồm Thổ Ngữ Cape Verde), tiếng Haiti và tiếng Việt. Kể từ PUMS 2012–16, tỉ lệ phần trăm ước tính số cư dân thuộc diện LEP trong khu vực đã tăng từ 10,5 phần trăm lên 11,1 phần trăm.

 

Nhân viên đã tìm kiếm các nguồn dữ liệu bổ sung về các ngôn ngữ không phải tiếng Anh được nói trong khu vực khả dụng ở một khu vực địa lý nhỏ hơn so với dữ liệu PUMS. Nhân viên đã sử dụng dữ liệu của Sở Giáo Dục Tiểu Học và Trung Học Massachusetts (DESE) để xác định các ngôn ngữ được sử dụng bởi những người học tiếng Anh (ELL) tại các học khu công lập trong khu vực Boston.1 Theo dữ liệu năm học 2022–23, có 16,8 phần trăm học sinh tiểu học và trung học là ELL, trong số 412.982 học sinh. 5 ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha (bao gồm Thổ Ngữ Cape Verde), Thổ Ngữ Haiti, tiếng Hoa, và tiếng Ả Rập. So sánh dữ liệu ELL với PUMS cho thấy rằng những người thuộc diện LEP có nhiều khả năng là những gia đình có trẻ em đang đi học, cụ thể là những người nói tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha, có tỉ lệ người nói thuộc diện ELL cao hơn so với nhóm dân số chung thuộc diện LEP.

 

ES.2.2 Yếu Tố 2: Tần Suất Tiếp Xúc

Do bản chất của các hoạt động của nó, MPO có tiếp xúc khác nhau và không thể đoán trước với những người thuộc diện LEP. Nhân viên MPO thường xuyên tiến hành các hoạt động tương tác, chẳng hạn như các cuộc họp hội đồng MPO mỗi hai tuần, các cuộc họp hàng tháng của Hội Đồng Cố Vấn của MPO, phát triển Chương Trình Cải Thiện Giao Thông (TIP) hàng năm và Chương Trình Công Tác Quy Hoạch Thống Nhất (UPWP), và phát triển Kế Hoạch Giao Thông Dài Hạn (LRTP), được thực hiện mỗi 4 năm. Sự tương tác nhắm đích với các nhóm dân số LEP là một phần của các hoạt động này, nhưng tần suất thay đổi theo từng năm. Ngoài ra, mỗi năm MPO tài trợ cho một số nghiên cứu, hầu hết trong số đó đều có một yếu tố tương tác đáng kể. Mức độ tương tác LEP là khác nhau, tùy vào chủ đề nghiên cứu, lĩnh vực, nghiên cứu, và các nguồn lực khả dụng. Ngoài ra, trang web này còn được mọi thành viên trong cộng đồng sử dụng rộng rãi như một điểm liên lạc với MPO; MPO sử dụng dịch vụ dịch thuật Localize để dịch nội dung trên trang web của họ.

 

ES.2.3 Yếu T 3: Bn Cht và Tm Quan Trng ca Các Chương Trình, Dch V, và Hot Đng ca MPO

MPO lên kế hoạch và tài trợ các dự án giao thông và tiến hành các nghiên cứu trong khu vực Boston. Mặc dù không phải là một cơ quan thực hiện, nhưng các dự án giao thông do MPO tài trợ có thể có tác động đáng kể đến khả năng di chuyển và chất lượng cuộc sống của người dân. Do đó, MPO đầu tư nỗ lực đáng kể để tiến hành hoạt động tương tác công chúng mang tính không phân biệt nhằm đảm bảo tất cả mọi người đều có cơ hội có ý nghĩa để tác động đến các quyết định của MPO và các dự án mà MPO tài trợ phản ánh nhu cầu của họ. Hoạt động tương tác được thực hiện phần lớn thông qua các chương trình của MPO, giúp định hướng và cung cấp thông tin cho các quyết định đầu tư. Các chương trình thuộc vài loại:

 

 

Bản chất và mức độ chính xác của hoạt động tương tác với công chúng thay đổi theo từng năm nhưng bao gồm các cuộc họp trực tiếp và trực tuyến do nhân viên MPO tổ chức, cũng như sự tham dự của nhân viên MPO tại các sự kiện công cộng hiện hữu và tại các sự kiện của các tổ chức đối tác. Nhân viên MPO xem việc xây dựng mối quan hệ với các cộng đồng LEP và các tổ chức phục vụ họ là một hoạt động liên tục, cho dù nó có phải là cho một chương trình hay hoạt động cụ thể hay không. Điều này cho phép nhân viên xây dựng niềm tin theo thời gian, hiểu được các nhu cầu của cộng đồng, tăng tính minh bạch, và đảm bảo rằng những người thuộc diện LEP có cơ hội tham gia sớm và thường xuyên. 

 

ES.2.4 Yếu T 4: Các Ngun Lc Kh Dng cho MPO đ T Chc Các Hot Đng Tương Tác vi LEP và Các Chi Phí Liên Quan

Do số lượng lớn các ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor được sử dụng ở khu vực Boston, và chi phí quá cao để cung cấp số lượng bản dịch này cùng với nhu cầu hạn chế, nên MPO không dịch tất cả các tài liệu quan trọng sang từng ngôn ngữ. Thay vào đó, MPO cấp ngân sách đủ để dịch các tài liệu quan trọng sang 5 ngôn ngữ được những người thuộc diện LEP sử dụng rộng rãi nhất, gồm hơn 80 phần trăm số người thuộc diện LEP:

 

 

Để giảm bớt gánh nặng chi phí cho MPO và điều chỉnh các bản dịch cho phù hợp với nhu cầu của cộng đồng, các tài liệu tương tác chỉ được dịch sang các ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong cộng đồng đó, có thể hoặc có thể không nằm trong số 5 ngôn ngữ hàng đầu được liệt kê bên trên, tùy vào nhu cầu của cộng đồng. Ngoài ra, chỉ những bản tóm tắt thực hiện mới được dịch đối với những tài liệu quan trọng dài hơn do độ dài của chúng. Tất cả các tài liệu này cũng được cung cấp dưới dạng HTML trên trang web của MPO, có thể được dịch bằng chương trình dịch web của MPO, Localize. Nếu một người yêu cầu bản dịch cho một ngôn ngữ khác ngoài 5 ngôn ngữ này, nhân viên sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng dựa trên các nguồn lực khả dụng. Nếu nguồn lực hạn chế, nhân viên sẽ làm việc với người yêu cầu để đưa ra các lựa chọn thay thế đáp ứng nhu cầu của họ. Các chiến lược để làm như vậy phụ thuộc vào kích thước của tài liệu được dịch. Nhiều tài liệu nhỏ hơn có thể được dịch bởi các dịch giả chuyên nghiệp. Nếu nguồn lực không cho phép điều này, nhân viên sẽ sử dụng các dịch vụ dịch máy, chẳng hạn như Localize và Google Translate, để cung cấp bản dịch.

 

Các nguồn lực cũng được phân bổ để cung cấp dịch vụ thông dịch theo yêu cầu tại các cuộc họp do MPO tổ chức (chẳng hạn như các cuộc họp hội đồng). Đối với dịch vụ biên dịch, nhân viên sẽ đưa thông dịch viên đến các cuộc họp và sự kiện tương tác trong đó dự kiến có sự tham dự của những người thuộc diện LEP. Mỗi năm, nhân viên sẽ lập ngân sách cho một số sự kiện ước tính sẽ cần đến thông dịch viên. Các sự kiện dựa trên các nghiên cứu sắp tới của MPO và hoạt động tương tác dự kiến với công chúng sẽ cần đến; các cuộc họp với các nhóm cộng đồng phục vụ những người thuộc diện LEP mà nhân viên đang tìm cách xây dựng mối quan hệ; và việc tham dự các sự kiện tại đó người thuộc diện LEP có khả năng tham dự (chẳng hạn như các chợ nông sản).

 

ES.3     Cung Cp S H Tr Ngôn Ng

ES.3.1 Các Dch V Thông Dch

Đối với tất cả các sự kiện và cuộc họp do MPO tổ chức, MPO cung cấp dịch vụ thông dịch theo yêu cầu, bao gồm các cuộc họp ảo. Nhân viên cũng sắp xếp thông dịch viên tại các sự kiện bên ngoài tại đó dự kiến sẽ có người thuộc diện LEP có mặt, sử dụng thông tin từ các đối tác cộng đồng, dữ liệu Điều Tra Dân Số, và dữ liệu DESE. MPO yêu cầu mọi người phải yêu cầu dịch vụ thông dịch ít nhất năm ngày trước khi diễn ra sự kiện, nhưng nhân viên sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng các yêu cầu được đưa ra với thông báo ngắn hơn.

 

ES.3.2 Các bn dch

MPO ưu tiên cung cấp các bản dịch của các tài liệu quan trọng, theo quy định của liên bang. Các tài liệu quan trọng là các tài liệu chứa thông tin đóng vai trò quan trọng để nhận được các dịch vụ của MPO hoặc là bắt buộc theo quy định của pháp luật. Chúng gồm có

 

 

MPO chỉ có thể cung cấp bản dịch tóm tắt thực hiện của các tài liệu quan trọng nhất định vì độ dài của chúng:

 

 

Hầu hết các tài liệu quan trọng đều được dịch sang 5 ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất: tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hoa (cả bản dịch giản thể và phồn thể đều được cung cấp), tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Haiti, và tiếng Việt. Công chúng có thể yêu cầu bản dịch sang các ngôn ngữ khác, MPO sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng. Đối với các bản dịch cần thiết cho một cuộc họp hoặc sự kiện MPO đã lên lịch, nhân viên MPO yêu cầu rằng các yêu cầu phải được thực hiện trước ít nhất năm ngày, mặc dù các yêu cầu được thực hiện với thời gian ngắn hơn sẽ được đáp ứng nếu có thể.

 

Tại các sự kiện tương tác, bản dịch tài liệu được cung cấp bằng các ngôn ngữ phù hợp nhất với cộng đồng ở đó chúng được tiến hành, bất kể đó có phải là một trong 5 ngôn ngữ được liệt kê bên trên hay không. Nhân viên tham khảo ý kiến của các nhóm cộng đồng đối tác đáng tin cậy và sử dụng dữ liệu Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ và DESE để xác định các ngôn ngữ và liệu một phương ngữ cụ thể có khả năng được sử dụng hay không (chẳng hạn như tiếng Bồ Đào Nha ở Brazil). Tài liệu dịch được cung cấp tại các sự kiện để cho phép những người không nói tiếng Anh nhận được cùng thông tin như những người nói tiếng Anh.

 

ES.3.3 Các Chiến Lược Tăng Cường S Tương Tác vi Nhng Người Thuc Din LEP

Các chiến lược nhằm tăng cường sự tương tác với những người thuộc diện LEP tập trung vào việc nhắm đích hiệu quả hơn vào sự tương tác của MPO với các cộng đồng có tỉ lệ người thuộc diện LEP cao hơn để hiểu rõ hơn và giải quyết hiệu quả hơn các nhu cầu ngôn ngữ trong toàn khu vực. Các phương pháp bao gồm sự tương tác trực tiếp trực tiếp bằng cách tham dự các cuộc họp được tổ chức bởi các tổ chức bao gồm hoặc phục vụ những người thuộc diện LEP và có mặt tại các sự kiện cộng đồng, phát triển các tài liệu phù hợp với người tham dự, và cung cấp dịch vụ thông dịch, dựa trên phân tích của nhân viên về việc các ngôn ngữ cụ thể được sử dụng ở đâu. Nhân viên cũng đang phát triển các mối quan hệ lâu dài, không dựa trên dự án với các tổ chức trong cộng đồng bao gồm và/hoặc phục vụ những người thuộc diện LEP, và khám phá mối quan hệ hợp tác với các tổ chức này bao gồm việc cung cấp thù lao hoặc khuyến khích để khích lệ sự tham gia của họ. Điều này giúp xây dựng niềm tin giữa MPO và các cộng đồng mà MPO phục vụ, và cho phép nhân viên thu thập ý kiến một cách hiệu quả hơn từ những người thuộc diện LEP tại những thời điểm quan trọng trong quá trình thực hiện dự án và quy hoạch.

 

ES.4     Theo Dõi và Cp Nht LAP

Mặc dù MPO đã có thể cung cấp các dịch vụ biên dịch với các tài nguyên hiện hữu cho đến nay, khu vực này tiếp tục thu hút các nhóm dân đa dạng. Do đó, MPO sẽ tiếp tục theo dõi nhu cầu về dịch vụ biên dịch và thông dịch dựa trên Phân Tích 4 Yếu Tố, số lượng yêu cầu nhận được, và sự thay đổi về nhân khẩu học của khu vực. Thông tin cập nhật về dịch vụ hỗ trợ ngôn ngữ của chúng tôi được thực hiện khi cần thiết, ít nhất mỗi ba năm. Trong lúc đó, nhân viên tìm hiểu các nguồn dữ liệu mới cung cấp sự hiểu biết nhiều sắc thái hơn về các nhu cầu ngôn ngữ của cư dân trong khu vực và các công nghệ mới mở rộng tầm ảnh hưởng của các hoạt động của MPO đến với nhiều người hơn. Để đảm bảo có nhiều người thuộc diện LEP hơn biết đến MPO cũng như các dịch vụ và chương trình mà cơ quan này cung cấp, nhân viên sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ với các tổ chức cộng đồng phục vụ những người thuộc diện LEP.


 

Chương 1—Gii Thiu

Tổ Chức Quy Hoạch Đô Thị Khu Vực Boston (MPO) cam kết đảm bảo rằng người có trình độ tiếng Anh hạn chế (LEP) không bị phân biệt đối xử hay bị từ chối tiếp cận hiệu quả đối với và tham gia trong các chương trình, hoạt động, và dịch vụ mà MPO cung cấp. Với tư cách là một đơn vị nhận tài trợ của liên bang, MPO đã phát triển Kế Hoạch Hỗ Trợ Ngôn Ngữ (LAP) này để mô tả cách MPO cung cấp sự hỗ trợ ngôn ngữ cho những người thuộc diện LEP nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận có ý nghĩa đối với quy trình quy hoạch vận tải và ra quyết định của MPO.

 

Việc tiến hành hoạt động tương tác có ý nghĩa với công chúng là một chức năng cốt lõi của MPO, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng quy trình quy hoạch giao thông khu vực được tiến hành một cách công bằng và minh bạch, và các dự án đầu tư của nó đáp ứng nhu cầu của người dân trong khu vực Boston. Mặc dù LAP này được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu liên bang, nó cũng hỗ trợ nhân viên MPO trong việc phát triển và triển khai các hoạt động tương tác với công chúng. Những hoạt động này được mô tả trong Kế Hoạch Tương Tác Với Công Chúng của MPO.

 

Theo hướng dẫn của liên bang, LAP này được cập nhật ít nhất mỗi ba năm. Theo yêu cầu, LAP đánh giá 4 yếu tố sau đây khi xác định nhu cầu ngôn ngữ của người thuộc diện LEP mà MPO phục vụ:

 

Yếu tố 1: Số lượng và tỉ lệ người thuộc diện LEP đủ điều kiện sẽ được phục vụ bởi hoặc có khả năng gặp một chương trình, hoạt động, hoặc dịch vụ của đơn vị nhận tài trợ.

Yếu tố 2: Tần suất người thuộc diện LEP tiếp xúc với chương trình, hoạt động, hoặc dịch vụ.

Yếu tố 3: Bản chất và tầm quan trọng của chương trình, hoạt động, hoặc dịch vụ được cung cấp bởi đơn vị nhận tài trợ đối với cuộc sống của người dân.

Yếu tố 4: Các nguồn lực khả dụng đối với đơn vị nhận tài trợ và các chi phí của họ.

 

Chương 2 mô tả kết quả của Phân Tích 4 Yếu Tố này, Chương 3 mô tả cách tiếp cận của MPO trong việc cung cấp sự hỗ trợ ngôn ngữ và các chiến lược nhằm tăng cường sự tương tác với những người thuộc diện LEP trong khu vực Boston, và Chương 4 chia sẻ cách giám sát và cập nhật LEP.


 

 

 


 

 

Chương 2–Xác Đnh Các Nhu Cu Ngôn Ng

Chương này thảo luận về các kết quả của Phân Tích 4 Yếu Tố cần thiết để xác định nhu cầu ngôn ngữ của cư dân trong khu vực Boston.

 

2.1      Yếu T 1: S Lượng và T L Người Có Trình Đ Tiếng Anh Hn Chế (LEP)

Tổ Chức Quy Hoạch Đô Thị Khu Vực Boston (MPO) sử dụng dữ liệu ngôn ngữ từ Khảo Sát Cộng Đồng Mỹ (ACS), nguồn thông tin chính về khả năng sử dụng tiếng Anh ở Hoa Kỳ. Những dữ liệu này được báo cáo thông qua Mẫu Vi Dữ Liệu Sử Dụng Công Cộng (PUMS). Vì dữ liệu PUMS được báo cáo ở một phạm vi địa lý rộng lớn, nên nhân viên cũng thu thập dữ liệu về những người học tiếng Anh (ELL) tại các trường tiểu học và trung học công lập để cung cấp một bức tranh chi tiết hơn về nhu cầu ngôn ngữ ở khu vực Boston.

 

2.1.1   Mu Vi D Liu S Dng Công Cng

PUMS báo cáo dữ liệu ACS trong các hồ sơ chưa được lập bảng biểu của từng cá nhân hoặc đơn vị nhà ở. Do bản chất rời rạc của dữ liệu, chúng phải chịu các biện pháp kiểm soát bảo mật nghiêm ngặt hơn, dẫn đến dữ liệu chỉ khả dụng ở một phạm vi địa lý rộng lớn hơn—Khu Vực Vi Dữ Liệu Sử Dụng Công Cộng (PUMA), là những khu vực địa lý có dân số ít nhất 100.000 người. Vì PUMA không tuân theo các ranh giới của MPO, nên dữ liệu ngôn ngữ LEP được báo cáo ở đây được tổng hợp cho các PUMA mà phần lớn khu vực địa lý của nó trùng lặp với khu vực MPO. (Xem Phụ Lục A để biết danh sách PUMA được sử dụng trong phân tích này.)

 

Bảng 1 cho thấy các ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor được sử dụng ở khu vực Boston, sử dụng dữ liệu ACS 2017–21. Các ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor là những ngôn ngữ được ít nhất 1.000 người hoặc 5 phần trăm dân số sử dụng, tùy vào con số nào ít hơn. Nó cũng cho thấy phần trăm thay đổi so với ACS 2012–16.2 26 ngôn ngữ vượt qua ngưỡng đối với một ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor trong khu vực, những người sử dụng ngôn ngữ này chiếm 95,3 phần trăm tổng số người thuộc diện LEP. Kể từ ACS 2012–16, tổng số cư dân ước tính trong khu vực Boston thuộc diện LEP đã tăng từ 10,5 phần trăm lên 11,1 phần trăm dân số khu vực Boston.

 

Nhóm dân số nói tiếng Bồ Đào Nha có mức tăng lớn nhất kể từ ACS 2012–16, tăng từ khoảng 32.000 lên 58.000 người thuộc diện LEP, tăng 81,4 phần trăm. Các ngôn ngữ khác có mức tăng lớn bao gồm tiếng Hoa, tiếng Hindi, tiếng Bengal, tiếng Telugu, và tiếng Ba Tư. Các ngôn ngữ có mức giảm lớn nhất bao gồm tiếng Ý, tiếng Ả Rập, tiếng Nhật, tiếng Ba Lan, và tiếng Nga.

 

Bảng 1
Các Ngôn Ngữ Đáp Ứng Safe Harbor trong Khu Vực Boston

Ngôn ngữ

Số Người Thuộc Diện LEP Ước Tính*

Phần Trăm Thay Đổi từ 2012–16

Phần Trăm Người Nói LEP

Phần Trăm Dân Số Khu Vực Boston

Tiếng Tây Ban Nha

131.143

12,2%

35,2%

3,9%

Tiếng Hoab

62.217

24,2%

16,7%

1,9%

Tiếng Bồ Đào Nhac

58.783

81,4%

15,8%

1,8%

Tiếng Haiti

24.344

1,8%

6,5%

0,7%

Tiếng Việt

16.846

1,1%

4,5%

0,5%

Tiếng Nga

10.737

-4,7%

2,9%

0,3%

Tiếng Ả Rập

7.947

-25,2%

2,1%

0,2%

Tiếng Ý

4.904

-26,4%

1,3%

0,1%

Tiếng Hàn

4.304

1,2%

1,2%

0,1%

Tiếng Hy Lạp

4.040

3,4%

1,1%

0,1%

Tiếng Albania

3.629

19,9%

1,0%

0,1%

Tiếng Hindi

3.510

44,7%

1,0%

0,1%

Tiếng Khmer

2.493

-12,2%

0,7%

0,1%

Tiếng Nhật

2.357

-26,2%

0,6%

0,1%

Tiếng Bengal

2.177

81,0%

0,6%

0,1%

Tiếng Nepal

2.061

9,2%

0,6%

0,1%

Tiếng Ba Tư

1.793

49,0%

0,5%

0,1%

Tiếng Gujarat

1.708

-0,4%

0,5%

0,1%

Tiếng Amharic

1.462

18,4%

0,4%

0,0%

Tiếng Armenia

1.275

12,3%

0,3%

0,0%

Tiếng Punjabi

1.234

-28,0%

0,3%

0,0%

Tiếng Ba Lan

1.197

-35,1%

0,3%

0,0%

Tiếng Telugu

1.112

56,4%

0,3%

0,0%

Tiếng Tamil

1.086

16,9%

0,3%

0,0%

Tiếng Thái

1.085

-2,6%

0,3%

0,0%

Tiếng Urdu

1.005

88,6%

0,3%

0,0%

Tổng Số Người Nói Ngôn Ngữ Đáp Ứng Safe Harbor

354.449

14,1%

95,3%

10,5%

Tổng Số Người Thuộc Diện LEP

372.079

13,4%

100%

11,1%

a Giá trị ACS là ước tính. Vì PUMA không phù hợp với các ranh giới của MPO, nên các PUMA nào chủ yếu nằm trong khu vực MPO sẽ được đưa vào phân tích này.

b Tiếng Hoa bao gồm tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông, trong số những ngôn ngữ khác.

c Bao gồm Thổ Ngữ Cape Verde.

LEP = Limited English proficiency (trình độ tiếng Anh hạn chế). MPO = Metropolitan Planning Organization (Tổ Chức Quy Hoạch Đô Thị). PUMA = Public Use Microdata Area (Khu Vực Vi Dữ Liệu Sử Dụng Công Cộng).

Nguồn: Mẫu Vi Dữ Liệu Sử Dụng Công Cộng Khảo Sát Cộng Đồng Mỹ, 2012–16 và 2017–21.

 

Hình 1 cho thấy tỉ lệ phần trăm những người thuộc diện LEP nói từng ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor, và tỉ lệ sai sót trong dữ liệu cơ bản. Hình 2 cho thấy mức tăng trưởng dân số ước tính của từng ngôn ngữ trong số 5 ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor hàng đầu ở khu vực Boston.

 

Hình 1
Phần Trăm Số Người Nói Ngôn Ngữ Đáp Ứng Safe Harbor

LEP = Limited English proficiency (trình độ tiếng Anh hạn chế).

 

 

 

 

Hình 2
Thay Đổi về Số Lượng Người Nói 5 Ngôn Ngữ Hàng Đầu Đáp Ứng Safe Harbor

 

LEP = Limited English proficiency (trình độ tiếng Anh hạn chế).

 

Để hiểu rõ hơn nhu cầu ngôn ngữ của những người thuộc diện LEP, nhân viên đã sử dụng dữ liệu ACS 2017–21 về nơi sinh của cư dân sinh ra ở nước ngoài để hiểu rõ hơn những phương ngữ nào của các ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor được sử dụng rộng rãi nhất trong khu vực, và nhờ đó cung cấp các dịch vụ ngôn ngữ thích hợp. Trung Quốc Đại Lục và Brazil là hai nơi sinh phổ biến nhất đối với nhóm dân số sinh ra ở nước ngoài, lần lượt chiếm 11,5 và 7,3 phần trăm nhóm dân số đó ở khu vực Boston. Điều này cho thấy cần phải cung cấp bản dịch bằng tiếng Hoa Giản Thể và tiếng Bồ Đào Nha Brazil. Khoảng 1,8 phần trăm cư dân sinh ra ở nước ngoài đến từ Hồng Kông và Đài Loan, ở đó tiếng Hoa Phồn Thể là ngôn ngữ viết chính thức.

 

Trong số các quốc gia có khả năng ở đó tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính, ở khu vực Boston, El Salvador là quốc gia quê quán phổ biến nhất đối với nhóm dân số sinh ra ở nước ngoài (30 phần trăm), tiếp theo là Guatemala (17 phần trăm), và Columbia (15 phần trăm). Điều này cho thấy rằng những người nói tiếng Tây Ban Nha có nhiều khả năng nói phương ngữ Mỹ Latin của tiếng Tây Ban Nha. Mặc dù các phương ngữ nói chung đều có thể hiểu được lẫn nhau, nhưng điều này có thể cung cấp thông tin giúp MPO đưa ra quyết định về việc chọn phương ngữ thích hợp cho các bản dịch, nếu có, và đảm bảo thông dịch viên nói phương ngữ thích hợp cho cộng đồng.

 

2.1.2   S Giáo Dc Tiu Hc và Trung Hc Massachusetts

Nhân viên đã tìm kiếm các nguồn dữ liệu bổ sung về các ngôn ngữ không phải tiếng Anh được nói trong khu vực khả dụng ở một khu vực địa lý nhỏ hơn. Sở Giáo Dục Tiểu Học và Trung Học thu thập dữ liệu về số học sinh là người học tiếng Anh (ELL) ở mỗi học khu công lập, cũng như ngôn ngữ nói của các em.3 Có giả định rằng nếu một học sinh là ELL thì cha mẹ của các em có trình độ tiếng Anh hạn chế. Mặc dù định nghĩa này không hoàn toàn tương quan với định nghĩa LEP của Bộ Giao Thông Hoa Kỳ, nhưng nó cho phép nhân viên xác định nhu cầu ngôn ngữ ở những khu vực địa lý nhỏ hơn, điều này là hữu ích cho mục đích tương tác với công chúng. Theo dữ liệu năm học (AY) 2022–23, có 16,8 phần trăm học sinh tiểu học và trung học trong các học khu công lập trong khu vực Boston là ELL, trong số 412.982 học sinh. Tỉ lệ học sinh ELL tại các trường công lập ở khu vực Boston lớn hơn tỉ lệ người nói thuộc diện LEP, điều này cho thấy rằng một phần đáng kể người nhập cư ở Massachusetts là các gia đình có trẻ em trong độ tuổi đi học.

 

Hình 3 cho thấy số học sinh ELL trong các học khu công lập thành phố, trong khi Hình 4 cho thấy số học sinh ELL trong các học khu công lập trong khu vực.4 Các học khu có nhiều học sinh ELL nhất là những khu vực trong và xung quanh Boston và Framingham, xu hướng phù hợp với LAP 2020, sử dụng dữ liệu AY 2020–21.

 

 

 

Hình 3
Số Người Học Tiếng Anh trong Các Học Khu Thành Phố

ELL = English language learner (Người Học Tiếng Anh).

 

 

 

 

 

Hình 4
Số Người Học Tiếng Anh trong Các Học Khu Khu Vực



 ELL = English language learners (Người Học Tiếng Anh)

 

 

Bảng 2 cho thấy 10 ngôn ngữ được ELL nói thường xuyên nhất. Kể từ AY 2020–21, số lượng học sinh ELL đã tăng lên đáng kể, với số học sinh nói từng ngôn ngữ trong số 10 ngôn ngữ ELL hàng đầu đều tăng lên. Mức tăng lớn nhất là số lượng học sinh ELL nói tiếng Bồ Đào Nha với mức tăng 78,3 phần trăm và tiếng Ả Rập với mức tăng 49,0 phần trăm. Kể từ AY 2020–21, tiếng Hàn đã trở thành một trong 10 ngôn ngữ được ELL sử dụng phổ biến nhất, thay thế tiếng Somali.

 

Bảng 2
10 Ngôn Ngữ Không Phải Tiếng Anh Phổ Biến Nhất Được Nói Bởi Người Học Tiếng Anh

Ngôn ngữ

Số Học Sinh Thuộc Diện ELL

Phần Trăm Học Sinh Thuộc Diện ELL

Phần Trăm Thay Đổi từ AY 2020–21

Tiếng Tây Ban Nha

34.401

49,7%

39,8%

Tiếng Bồ Đào Nhaa

15.296

22,1%

78,3%

Thổ Ngữ Haitii

3.098

4,5%

31,8%

Tiếng Hoa

3.054

4,4%

10,6%

Tiếng Ả Rập

2.043

3,0%

48,9%

Tiếng Việt

1.158

1,7%

0,2%

Tiếng Nga

856

1,2%

29,3%

Tiếng Nhật

564

0,8%

40,6%

Tiếng Pháp

502

0,7%

25,8%

Tiếng Hàn

443

0,6%

Không Áp Dụng

a Bao gồm Thổ Ngữ Cape Verde

AY = academic year (năm học). ELL = English language learner (Người Học Tiếng Anh).

Nguồn: Sở Giáo Dục Massachusetts, năm học 2020–21 và 2022–23.

 

Hình 5 và 6 cho thấy sự phân bố của 10 ngôn ngữ hàng đầu được sử dụng bởi ELL trong khu vực MPO. Lưu ý rằng các chấm được phân bổ ngẫu nhiên trong mỗi học khu và không thể hiện địa điểm thực tế của các học khu thuộc diện ELL.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 5
Những Ngôn Ngữ Được Sử Dụng Phổ Biến Nhất Ở Các Học Khu Công Lập: 1 Đến 5

ELL = English language learner (Người Học Tiếng Anh).

 

 

Hình 6
Những Ngôn Ngữ Được Sử Dụng Phổ Biến Nhất Ở Các Học Khu Công Lập: 6 Đến 10



ELL = English language learners (Người Học Tiếng Anh)

 

Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ được nói phổ biến nhất đối với ELL, sau đó là tiếng Bồ Đào Nha, Thổ Ngữ Haitii, tiếng Hoa, và tiếng Ả Rập. Đối với 3 ngôn ngữ, có tỉ lệ ELL cao hơn những người thuộc diện LEP—tiếng Tây Ban Nha (49,7 phần trăm ELL so với 35,6 phần trăm người thuộc diện LEP), tiếng Bồ Đào Nha (22,1 phần trăm so với 15,3 phần trăm) và tiếng Ả Rập (3,0 phần trăm so với 2,2 phần trăm). 6 ngôn ngữ có tỉ lệ ELL thấp hơn so với người thuộc diện LEP: Tiếng Hoa (4,4 phần trăm so với 20,1 phần trăm), tiếng Haiti (4,5 phần trăm so với 6,7 phần trăm), tiếng Việt (1,7 phần trăm so với 4,6 phần trăm), tiếng Nga (1,2 phần trăm so với 2,9 phần trăm), tiếng Pháp (0,7 phần trăm so với 1,5 phần trăm), và tiếng Hàn (0,6 phần trăm so với 1,2 phần trăm).

 

Điều này cho thấy rằng đối với những người nói tiếng Hoa, tiếng Haiti, tiếng Pháp, tiếng Việt, và tiếng Nga thường là người trưởng thành lớn tuổi hoặc người trưởng thành không có con có nhu cầu về dịch vụ ngôn ngữ, trong khi tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ả Rập, và tiếng Tây Ban Nha có khả năng cao hơn là trẻ em và gia đình các em cần dịch vụ. Thông tin này có thể giúp MPO điều chỉnh hoạt động tiếp ngoại hiệu quả hơn dựa trên các cộng đồng và các ngôn ngữ được nói.

 

2.2      Yếu T 2: Tn Sut Tiếp Xúc

Do bản chất của các hoạt động của nó, MPO có tiếp xúc khác nhau và không thể đoán trước với những người thuộc diện LEP. Nhân viên MPO thường xuyên tiến hành các hoạt động tương tác, chẳng hạn như các cuộc họp hội đồng MPO mỗi hai tuần, các cuộc họp hàng tháng của Hội Đồng Cố Vấn của MPO, phát triển Chương Trình Cải Thiện Giao Thông hàng năm và Chương Trình Công Tác Quy Hoạch Thống Nhất, và phát triển Kế Hoạch Giao Thông Dài Hạn, được thực hiện mỗi 4 năm. Sự tương tác nhắm đích với các nhóm dân số LEP là một phần của các hoạt động này, nhưng tần suất thay đổi theo từng năm. Mỗi năm MPO cũng tài trợ cho các nghiên cứu, hầu hết trong số đó đều có một yếu tố tương tác. Mức độ tương tác LEP là khác nhau, tùy vào chủ đề nghiên cứu, lĩnh vực, nghiên cứu, và các nguồn lực khả dụng.

 

MPO cung cấp cùng mức độ tiếp cận các sự kiện trực tuyến của MPO như các sự kiện trực tiếp, cung cấp thông dịch viên và bản dịch theo yêu cầu và như được mô tả trong Chương 3. Ngoài ra, MPO còn sử dụng dịch vụ dịch thuật Localize để dịch nội dung trên trang web của nó, đây là một điểm liên hệ quan trọng với MPO đối với tất cả thành viên của công chúng. Tuy nhiên, cho đến nay MPO đã có tương tác hạn chế với những người thuộc diện LEP thông qua tương tác trực tuyến. Một phần lý do có thể là do thiếu nhận thức về MPO và thách thức trong việc thu hút sự tham gia của nhóm dân LEP nói chung. Như được mô tả trong Chương 3, nhân viên MPO cam kết xây dựng các mối quan hệ cần thiết để tương tác với những người thuộc diện LEP, và chúng tôi hy vọng điều đó sẽ phản ánh sự tương tác mạnh mẽ hơn tại các cuộc họp trực tuyến.

 

2.3      Yếu T 3: Bn Cht và Tm Quan Trng ca Các Chương Trình, Dch V, và Hot Đng ca MPO

MPO lên kế hoạch và tài trợ các dự án giao thông và tiến hành các nghiên cứu trong khu vực Boston. Tuy nhiên, đây không phải là một cơ quan thực hiện; do đó, việc xây dựng dự án là trách nhiệm của các thành phố, cơ quan giao thông vận tải tiểu bang, và/hoặc cơ quan quản lý vận tải khu vực (RTA), mỗi cơ quan đều có chính sách riêng về cung cấp sự hỗ trợ ngôn ngữ. Tuy nhiên, các dự án giao thông do MPO tài trợ có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng di chuyển và chất lượng sống của người dân. Do đó, MPO đầu tư nỗ lực đáng kể để tiến hành hoạt động tương tác công chúng mang tính không phân biệt nhằm đảm bảo tất cả mọi người đều có cơ hội có ý nghĩa để tác động đến các quyết định của MPO và các dự án mà MPO tài trợ phản ánh nhu cầu của họ. Hoạt động tương tác được thực hiện phần lớn thông qua các chương trình của MPO, giúp định hướng và cung cấp thông tin cho các quyết định đầu tư. Các chương trình thuộc vài loại:

 

 

Bản chất và mức độ chính xác của hoạt động tương tác với công chúng thay đổi theo từng năm nhưng bao gồm các cuộc họp trực tiếp và trực tuyến do nhân viên MPO tổ chức, cũng như sự tham dự của nhân viên MPO tại các sự kiện công cộng hiện hữu và tại các sự kiện của các tổ chức đối tác. Nhân viên MPO xem việc xây dựng mối quan hệ với các cộng đồng LEP và các tổ chức phục vụ họ là một hoạt động liên tục, cho dù nó có phải là cho các chương trình hay hoạt động cụ thể hay không. Điều này cho phép nhân viên xây dựng niềm tin theo thời gian, hiểu được các nhu cầu của cộng đồng, tăng tính minh bạch, và đảm bảo rằng những người thuộc diện LEP có cơ hội tham gia sớm và thường xuyên. 

 

2.4      Yếu T 4: Các Ngun Lc Kh Dng cho MPO đ T Chc Các Hot Đng Tương Tác vi LEP và Các Chi Phí Liên Quan

Do số lượng lớn các ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor được sử dụng ở khu vực Boston, và chi phí quá cao để cung cấp số lượng bản dịch này cùng với nhu cầu hạn chế, nên MPO không dịch tất cả các tài liệu quan trọng sang từng ngôn ngữ. Thay vào đó, MPO cấp ngân sách đủ để dịch các tài liệu quan trọng sang 5 ngôn ngữ được những người thuộc diện LEP sử dụng rộng rãi nhất, gồm hơn 80 phần trăm số người thuộc diện LEP:

 

 

Để giảm bớt gánh nặng chi phí cho MPO cũng như điều chỉnh các bản dịch cho phù hợp với nhu cầu của cộng đồng, các tài liệu tương tác chỉ được dịch sang các ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong cộng đồng đó, có thể hoặc có thể không nằm trong số 5 ngôn ngữ hàng đầu được liệt kê bên trên, tùy vào nhu cầu của cộng đồng. Ngoài ra, chỉ những bản tóm tắt thực hiện mới được dịch đối với những tài liệu quan trọng dài hơn do độ dài của chúng. Tất cả các tài liệu này cũng được cung cấp dưới dạng HTML trên trang web của MPO, có thể được dịch bằng chương trình dịch web của MPO, Localize. Nếu một người yêu cầu bản dịch cho một ngôn ngữ khác ngoài 5 ngôn ngữ này, nhân viên sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng dựa trên các nguồn lực khả dụng. Nếu nguồn lực hạn chế, nhân viên sẽ làm việc với người yêu cầu để đưa ra các lựa chọn thay thế đáp ứng nhu cầu của họ. Các chiến lược để làm như vậy phụ thuộc vào kích thước của tài liệu được dịch. Nhiều tài liệu nhỏ hơn có thể được dịch bởi các dịch giả chuyên nghiệp. Nếu nguồn lực không cho phép điều này, nhân viên sẽ sử dụng các dịch vụ dịch máy, chẳng hạn như Localize và Google Translate, để cung cấp bản dịch.

 

Các nguồn lực cũng được phân bổ để cung cấp dịch vụ thông dịch theo yêu cầu tại các cuộc họp do MPO tổ chức (chẳng hạn như các cuộc họp hội đồng). Đối với dịch vụ biên dịch, nhân viên sẽ đưa thông dịch viên đến các cuộc họp và sự kiện tương tác trong đó dự kiến có sự tham dự của những người thuộc diện LEP. Mỗi năm, nhân viên sẽ lập ngân sách cho một số sự kiện ước tính sẽ cần đến thông dịch viên. Các sự kiện dựa trên các nghiên cứu sắp tới của MPO và hoạt động tương tác dự kiến với công chúng sẽ cần đến; các cuộc họp với các nhóm cộng đồng phục vụ những người thuộc diện LEP mà nhân viên đang tìm cách xây dựng mối quan hệ; và việc tham dự các sự kiện tại đó người thuộc diện LEP có khả năng tham dự (chẳng hạn như các chợ nông sản).


 

Chương 3—Cung Cp S H Tr Ngôn Ng

3.1      Các Dch V Thông Dch

Tổ Chức Quy Hoạch Đô Thị Khu Vực Boston (MPO) cung cấp dịch vụ thông dịch theo yêu cầu tại tất cả các sự kiện và cuộc họp do MPO tổ chức. MPO ký hợp đồng với một công ty thông dịch có thể cung cấp thông dịch viên đối với các ngôn ngữ không phải tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhất:

 

Tiếng Tây Ban Nha

Tiếng Hoa

Tiếng Bồ Đào Nha

Tiếng Haiti

Tiếng Việt

 

Cũng có nhiều ngôn ngữ khác, bao gồm hầu hết các ngôn ngữ đáp ứng tiêu chí Safe Harbor của MPO. Nếu một ngôn ngữ không khả dụng, nhân viên sẽ cố gắng hết sức để tìm kiếm các dịch vụ thông dịch khác có thể cung cấp ngôn ngữ được yêu cầu.

 

Nhân viên xác định nhu cầu về thông dịch viên bằng vài cách:

 

 

3.1.1   Hot Đng Tương Tác Trc Tiếp vi Công Chúng

Tất cả các thông báo về các sự kiện hoặc cuộc họp trực tiếp do MPO tổ chức đều nêu cách yêu cầu thông dịch viên bằng cách liên hệ với Điều Phối Viên Khoản VI của MPO. Nhân viên MPO yêu cầu dịch vụ thông dịch phải được yêu cầu ít nhất năm ngày lịch trước sự kiện; tuy nhiên, nhân viên sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng các yêu cầu được đưa ra với thông báo gấp hơn. Ngoài ra, chính sách của MPO là đưa thông dịch viên đến các cuộc họp công cộng hoặc các hoạt động tương tác khác tại đó dự kiến có sự có mặt của người không nói tiếng Anh, bất kể họ có được yêu cầu hay không.

 

3.1.2   Hot Đng Tương Tác o vi Công Chúng

Mặc dù nhân viên tiếp tục sử dụng các địa điểm trực tuyến thông thường như trang web MPO, email MPO, và khảo sát trực tuyến, nhu cầu thực hiện hoạt động tương tác ảo với công chúng trong đại dịch COVID-19 đã dẫn đến nhiều cơ hội tương tác trực tuyến với MPO hơn. Tất cả các cuộc họp của MPO và các sự kiện công cộng do MPO tổ chức đều được tổ chức thông qua Zoom, bao gồm một số đường dây thông dịch viên bên cạnh đường dây chính bằng tiếng Anh. Nhân viên nỗ lực hết sức để cung cấp các dịch vụ tương đương với những dịch vụ được cung cấp tại các cuộc họp trực tiếp và điều chỉnh hoạt động tương tác trực tuyến cho phù hợp với nhu cầu của cộng đồng và từng người tham dự, sử dụng cùng 4 địa điểm được mô tả bên trên. Giống như với sự tương tác trực tiếp, những người tham dự được yêu cầu phải yêu cầu thông dịch viên trước ít nhất năm ngày làm việc.

 

3.2      Các bn dch

3.2.1   Các Tài Liu Quan Trn

MPO ưu tiên cung cấp các bản dịch của các tài liệu quan trọng, theo quy định của liên bang. Các tài liệu quan trọng là các tài liệu chứa thông tin đóng vai trò quan trọng để nhận được các dịch vụ của MPO hoặc là bắt buộc theo quy định của pháp luật. MPO đã xác định rằng các giấy tờ và tài liệu được xem là quan trọng nếu chúng cho phép công chúng hiểu và tham gia quy trình quy hoạch giao thông khu vực. Chúng gồm có như sau:

 

 

Ngoài ra còn có các tài liệu quan trọng của MPO mà chỉ có bản tóm tắt thực hiện được dịch sang 5 ngôn ngữ hàng đầu đáp ứng Safe Harbor của MPO do độ dài của chúng. Chúng gồm có như sau:

 

 

Hầu hết các tài liệu quan trọng đều được dịch sang các ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong khu vực:

 

 

Các tài liệu quan trọng không được dịch sang tất cả các ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor vì một số lý do:

 

 

Phần sau đây mô tả cách tiếp cận của MPO trong việc dịch các loại tài liệu quan trọng khác nhau và bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào đối với các chính sách vừa được mô tả.

 

Chính Sách Dch Thut Theo Loi Tài Liu

Các Tài Liu v Cm Phân Bit Đi X và Kế Hoch H Tr Ngôn Ng

Các tài liệu này được dịch đầy đủ sang các ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong khu vực. Có thể yêu cầu bản dịch sang các ngôn ngữ khác.

 

Các Tài Liu Ct Lõi ca MPO

Các bản tóm tắt thực hiện đối với các tài liệu cốt lõi của MPO được dịch thay vì tài liệu đầy đủ do độ dài của tài liệu và do đó chi phí dịch chúng rất cao. Tất cả các tài liệu cốt lõi của MPO đều được đăng trên trang web MPO ở dạng HTML và do đó có thể được dịch bởi chương trình dịch web của MPO, Localize, sang các ngôn ngữ hàng đầu đáp ứng Safe Harbor của MPO. Ngoài ra, các bản tóm tắt thực hiện nhằm mục đích trở thành một tài liệu thân thiện với công chúng hơn so với bản thân tài liệu chính. Chúng chứa thông tin phù hợp nhất với công chúng, tập trung vào kết quả của quy trình quy hoạch, được viết bằng ngôn ngữ đơn giản với hình ảnh trực quan hấp dẫn, và được nhân viên MPO sử dụng trong các sự kiện công cộng.

 

Nếu một người yêu cầu bản dịch bằng một ngôn ngữ khác ngoài các ngôn ngữ viết hàng đầu đáp ứng Safe Harbor của MPO, nhân viên sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng yêu cầu đó dựa trên các nguồn lực khả dụng. Nếu nguồn lực hạn chế, nhân viên sẽ làm việc với người yêu cầu để xác dịnh các lựa chọn thay thế đáp ứng nhu cầu của họ.

 

Tài Liu Hp ca Hi Đng và y Ban MPO

Tất cả các tài liệu cho các cuộc họp của hội đồng và ủy ban MPO—chương trình làm việc, biên bản, và các kết quả công việc liên quan—đều được đăng trên lịch của MPO. Chúng được đăng ở cả định dạng PDF và HTML; HTML có thể được dịch sang các ngôn ngữ hàng đầu đáp ứng Safe Harbor của MPO. Nhân viên sẽ cố gắng hết sức để đăng tất cả tài liệu 7 ngày trước cuộc họp, và luôn trước 48 giờ. Công chúng có thể yêu cầu bản dịch của bất kỳ tài liệu nào trong số này trong vòng năm ngày trước cuộc họp, và nhân viên sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng những yêu cầu đó.

 

Trang web

Trang web là một công cụ quan trọng để công chúng tương tác với MPO và tìm hiểu về các hoạt động của MPO. MPO sử dụng Localize để dịch trang web của nó, một công cụ trên trình duyệt sử dụng dịch máy neuron chất lượng cao để dịch nội dung. Quy tắc là MPO cam kết sử dụng các biên dịch viên chuyên nghiệp vì họ cung cấp các bản dịch có chất lượng cao nhất; tuy nhiên, số lượng nội dung trang web và tần suất cập nhật dẫn đến chi phí đó trở nên quá cao.

 

Localize dịch nội dung trang web sang các ngôn ngữ hàng đầu đáp ứng Safe Harbor của MPO (đã xác định bên trên). Số lượng này bao gồm hơn 80 phần trăm những người thuộc diện LEP ở khu vực Boston. Như với các tài liệu khác, bất kỳ ai cũng có thể yêu cầu bản dịch của bất kỳ phần nào của trang web sang bất kỳ ngôn ngữ nào, và nhân viên sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng yêu cầu dựa trên các nguồn lực khả dụng. Các tài liệu quan trọng, cũng như nhiều tài liệu khác, được đăng trên trang web dưới dạng PDF và HTML; một lần nữa, HTML có thể được dịch bằng Localize. Ngoài ra, những người thuộc diện LEP cũng có thể cài đặt ngôn ngữ trình duyệt internet của họ thành một trong những ngôn ngữ họ chọn, mà thống kê của Google Analytics cho thấy đây là cách phổ biến mà những người thuộc diện LEP có được bản dịch đối với trang web của MPO.

 

Các Tài Liu Tương Tác Vi Công Chúng

Tiểu mục này mô tả cách tiếp cận của MPO trong việc cung cấp bản dịch cho các tài liệu về tương tác với công chúng. Để đảm bảo MPO đầu tư vào các bản dịch phù hợp, nhân viên sẽ cung cấp các bản dịch dành cho nhóm đối tượng và/hoặc cộng đồng trong đó hoạt động hoặc sự kiện đang được tiến hành, bất kể họ nói ngôn ngữ nào. Như với việc cung cấp dịch vụ thông dịch, nhân viên sử dụng một số phương pháp để đưa ra quyết định này:

 

 

Nếu cần bản dịch, nhân viên sẽ cung cấp bản dịch tất cả các tài liệu mà một người sẽ cần để tham gia đầy đủ trong một cuộc họp hoặc sự kiện. Điều này bao gồm chương trình làm việc, các bài thuyết trình, khảo sát, và bất kỳ tài liệu nào liên quan đến chủ đề cuộc họp. Nói chung, mọi tài liệu dành cho người nói tiếng Anh đều được cung cấp cho người không nói tiếng Anh. Các tiểu mục tiếp theo mô tả các chiến lược dịch thuật cho các loại tài liệu tương tác cụ thể.

 

Các kho sát

Hầu hết các khảo sát của MPO đều được thực hiện trực tuyến; tuy nhiên, phiên bản trên giấy được cung cấp khi cần thiết và trong trường hợp trong đó việc phân phát theo cách này là dễ hơn, chẳng hạn như tại các cuộc họp trực tiếp. Trong cả hai trường hợp, bản dịch khảo sát được cung cấp như mô tả bên dưới.

 

Chiến lược phân phối và dịch khảo sát được điều chỉnh cho phù hợp với từng khảo sát. Các khảo sát có bản chất khu vực—theo chủ đề và/hoặc lĩnh vực nghiên cứu, chẳng hạn như các khảo sát được phát triển cho Đánh Giá Nhu Cầu Kế Hoạch Giao Thông Dài Hạn—được dịch sang tất cả 5 ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor hàng đầu của MPO; bản dịch sang các ngôn ngữ khác được cung cấp theo yêu cầu. Các khảo sát này được phân phối thông qua các kênh có thể tiếp cận một nhóm đối tượng lớn. Điều này bao gồm, nhưng không giới hạn ở, mạng xã hội và email. Để đảm bảo các khảo sát tiếp cận được những nhóm dân số khó tiếp cận như những người thuộc diện LEP, nhân viên sẽ hợp tác với các nhóm cộng đồng đáng tin cậy trên toàn khu vực để giúp phân phối khảo sát.

 

Với các khảo sát cho một dự án hoặc nghiên cứu dành cho một khu vực địa lý nhỏ (chẳng hạn như một đô thị) hoặc dành cho một chủ đề nhắm đến một nhóm đối tượng cụ thể (chẳng hạn như vận tải dịch vụ dân sinh), nhân viên sẽ nhắm đến các cộng đồng và/hoặc nhóm dân số liên quan. Như các tài liệu tương tác khác, ngôn ngữ mà khảo sát được dịch sang sẽ được xác định dựa trên thông tin nhân khẩu học của khu vực nghiên cứu hoặc dự án, như được mô tả bên trên. Nhân viên chọn một tập hợp nhỏ các ngôn ngữ để dịch khảo sát, xem xét tất cả các ngôn ngữ, không chỉ những ngôn ngữ hàng đầu, phản ánh thông tin nhân khẩu học của các cộng đồng. Nhân viên làm việc với các nhóm cộng đồng đáng tin cậy, bao gồm những nhóm phục vụ những người thuộc diện LEP, để giúp phân phối khảo sát (bao gồm các phiên bản đã dịch) thông qua các phương tiện khác nhau, chẳng hạn như mạng xã hội, email, và các sự kiện trực tiếp và/hoặc ảo.

 

Thông Báo Công Khai

Email là phương pháp chính mà nhân viên MPO sử dụng để cung cấp cho công chúng thông tin cập nhật về các hoạt động và cơ hội tương tác của MPO. Bất kỳ thành viên công chúng nào cũngg có thể đăng ký bất kỳ danh sách nào trong một số danh sách nhận email của MPO. Tất cả các email có thể được dịch bằng cách nhấp vào nơi được cho biết ở đầu email. Các bản dịch vụ được thực hiện bởi Google Translate và khả dụng ở hàng tá ngôn ngữ, bao gồm tất cả các ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor của MPO. Các loại thông báo công khai khác cũng có thể được sử dụng nếu cần, chẳng hạn như tờ rơi, được dịch sang các ngôn ngữ mà nhân viên đã xác định là những người tham dự có nhiều khả năng sử dụng nhất, như được mô tả bên trên. Tương tự, khi mạng xã hội được sử dụng để truyền đạt về một sự kiện, bản dịch sẽ được cung cấp (ví dụ như bản dịch các bài đăng trên mạng xã hội sang tiếng Tây Ban Nha cho một sự kiện ở một khu vực nói tiếng Tây Ban Nha nhiều).

 

Các Tài Liu Tương Tác Khác

Nhân viên MPO thường xuyên lập các tài liệu tương tác khác cho phép mọi người tương tác với MPO một cách có ý nghĩa và cung cấp ý kiến cho các quy trình của MPO. Những tài liệu này rất đa dạng—chúng bao gồm nhưng không giới hạn ở

 

 

Như với các tài liệu tương tác khác, nhân viên xác định nhu cầu dịch thuật dựa trên sự kiện, nghiên cứu, hoặc hoạt động khác mà (các) tài liệu đó đang được lập. Nhân viên đảm bảo rằng các bản dịch tài liệu tương tác phản ánh nhu cầu của người dân và cộng đồng liên quan. Ví dụ, tại một sự kiện dự kiến có người nói tiếng Bồ Đào Nha, tất cả tài liệu đều được dịch, và thông dịch viên được cung cấp. Nhân viên cũng tham khảo ý kiến của các nhóm cộng đồng đối tác đáng tin cậy và sử dụng dữ liệu Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ để xác định liệu một phương ngữ cụ thể có khả năng được sử dụng hay không (chẳng hạn như tiếng Bồ Đào Nha ở Brazil).

 

3.2.2   Các Tài Liu Không Quan Trng

Một người có thể yêu cầu bản dịch của bất kỳ tài liệu nào—dù nó có được xem là tài liệu quan trọng hay không—sang bất kỳ ngôn ngữ nào, và nhân viên sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng yêu cầu đó dựa trên các nguồn lực khả dụng. Nếu nguồn lực hạn chế, nhân viên sẽ làm việc với người yêu cầu để xác dịnh các lựa chọn thay thế đáp ứng nhu cầu của họ.

 

Các Nghiên Cu ca MPO

MPO tiến hành nghiên cứu hàng năm về các chủ đề giao thông liên quan đến khu vực và để hỗ trợ các mục tiêu chương trình rộng hơn của MPO. Hầu hết đều chứa một yếu tố tương tác quan trọng và tuân theo các chính sách thông dịch và biên dịch được mô tả bên trên liên quan đến tương tác với công chúng.

 

Ngoài ra, nhân viên còn phát triển các bản tóm tắt khi hoàn thành mỗi nghiên cứu để tóm tắt những phát hiện chính và được điều chỉnh cho phù hợp với nhóm đối tượng của nghiên cứu. Điều này bổ sung cho báo cáo kỹ thuật, cho phép kết quả nghiên cứu tiếp cận được một nhóm đối tượng rộng hơn. Sử dụng phương pháp được nêu trong phần tài liệu tương tác với công chúng, tài liệu này sẽ được dịch sang các ngôn ngữ mà nhân viên đã xác định trong phần tương tác của nghiên cứu. Bất kỳ ai cũng có thể yêu cầu dịch tài liệu đó sang bất kỳ ngôn ngữ nào và nhân viên sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng yêu cầu đó.

 

3.2.3   Các Phương Pháp Dch

MPO sử dụng một số loại phương pháp dịch thuật khác nhau. Hầu hết các tài liệu được dịch bởi các biên dịch viên chuyên nghiệp vì họ cung cấp bản dịch chất lượng cao nhất. Tất cả các tài liệu quan trọng đều được dịch theo cách này, ngoại trừ trang web của MPO, được dịch máy neuron thông qua Localize. Dịch máy neuron cung cấp bản dịch chất lượng cao hơn so với dịch máy thống kê mà MPO đã sử dụng trước đây trước khi mua Localize vào năm 2022. Các email của MPO được dịch bằng Google Translate sẽ tiếp tục được dịch bằng công nghệ dịch máy thống kê.

 

3.4      Yêu Cu Dch V Ngôn Ng

Tất cả các tài liệu công khai của MPO—dù có được xem là tài liệu quan trọng hay không—đều chứa một thông báo rằng chúng có thể được dịch sang bất kỳ ngôn ngữ nào theo yêu cầu. MPO dịch tài liệu dựa trên cơ sở đến trước được phục vụ trước. Khi nguồn lực cho phép, nhân viên sẽ cố gắng hết sức để cung cấp bản dịch đầy đủ và duy trì bố cục của phiên bản tiếng Anh. Nếu nguồn lực hạn chế, nhân viên sẽ làm việc với người yêu cầu để xác dịnh các lựa chọn thay thế đáp ứng nhu cầu của họ.

 

3.5      Các Chiến Lược Tăng Cường S Tương Tác vi Nhng Người Thuc Din LEP

Các chiến lược nhằm tăng cường sự tương tác với những người thuộc diện LEP tập trung vào việc nhắm đích hiệu quả hơn vào sự tương tác của MPO với các cộng đồng có tỉ lệ người thuộc diện LEP cao hơn để hiểu rõ hơn và giải quyết hiệu quả hơn các nhu cầu ngôn ngữ trong toàn khu vực. Hoạt động tương tác hiệu quả gần đây với những người thuộc diện LEP đã bao gồm các sự kiện và hoạt động trực tiếp ngày càng tăng, các hoạt động xúc giác và trực quan, và cung cấp các tài liệu được dịch và thông dịch nhắm đích. Các phương pháp tương tác bao gồm sự tương tác trực tiếp trực tiếp bằng cách tham dự các cuộc họp được tổ chức bởi các tổ chức bao gồm hoặc phục vụ những người thuộc diện LEP và có mặt tại các sự kiện cộng đồng với các nhóm LEP, phát triển các tài liệu phù hợp với người tham dự, và cung cấp dịch vụ thông dịch, dựa trên phân tích của nhân viên về việc các ngôn ngữ cụ thể được sử dụng ở đâu.

 

Ngoài ra, nhân viên đang phát triển các mối quan hệ lâu dài, không dựa trên dự án với các tổ chức trong cộng đồng bao gồm và/hoặc phục vụ những người thuộc diện LEP, và khám phá mối quan hệ hợp tác với các tổ chức này bao gồm việc cung cấp thù lao hoặc khuyến khích để khích lệ sự tham gia của họ. Quy trình liên tục xây dựng mối quan hệ này giúp xây dựng niềm tin giữa MPO và các cộng đồng mà MPO phục vụ, và cho phép nhân viên thu thập ý kiến một cách hiệu quả hơn từ những nhóm dân khó tiếp cận chẳng hạn như người thuộc diện LEP tại những thời điểm quan trọng trong quá trình thực hiện dự án và quy hoạch.


 

Chương 4—Theo Dõi và Cp Nht Kế Hoch H Tr Ngôn Ng (LAP)

Mặc dù MPO đã có thể cung cấp các dịch vụ biên dịch với các tài nguyên hiện hữu cho đến nay, khu vực này tiếp tục thu hút các nhóm sắc tộc và văn hóa đa dạng. Do đó, MPO sẽ tiếp tục theo dõi nhu cầu về dịch vụ biên dịch và thông dịch dựa trên Phân Tích 4 Yếu Tố, số lượng yêu cầu nhận được, và sự thay đổi về nhân khẩu học của khu vực. Khi có dữ liệu ngôn ngữ mới và các cách tiếp cận hỗ trợ người thuộc diện LEP thay đổi và phát triển, LAP này sẽ được chỉnh sửa, ít nhất mỗi ba năm. Trong lúc đó, nhân viên tìm hiểu các nguồn dữ liệu mới cung cấp sự hiểu biết nhiều sắc thái hơn về các nhu cầu ngôn ngữ của cư dân trong khu vực và các công nghệ mới mở rộng tầm ảnh hưởng của các hoạt động của MPO đến với nhiều người hơn. Để đảm bảo có nhiều người thuộc diện LEP hơn biết đến MPO cũng như các dịch vụ và chương trình mà cơ quan này cung cấp, nhân viên sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ với các tổ chức cộng đồng phục vụ những người thuộc diện LEP.

 

 

 

 

 

1 Học sinh ELL được DESE định nghĩa là "một học sinh có ngôn ngữ thứ nhất là một ngôn ngữ không phải tiếng Anh, không thể thực hiện việc học thông thường trong lớp bằng tiếng Anh." Xem http://profiles.doe.mass.edu/help/data.aspx?section=students#selectedpop.

2 Vì chỉ nên so sánh dữ liệu ACS từ các năm không chồng lấn, nên phân tích này so sánh dữ liệu ACS gần đây nhất với bản phát hành gần đây nhất với các năm không chồng lấn.

3 Học sinh ELL được Sở Giáo Dục Massachusetts định nghĩa là "một học sinh có ngôn ngữ thứ nhất là một ngôn ngữ không phải tiếng Anh, không thể thực hiện việc học thông thường trong lớp bằng tiếng Anh." Xem http://profiles.doe.mass.edu/help/data.aspx?section=students#selectedpop.

4 Một số học khu công lập gồm có các thị trấn bên ngoài khu vực Boston: Học Khu King Phillips (bao gồm Plainville); Học Khu Northborough-Southborough (bao gồm Northborough); Học Khu Masconomet (bao gồm Boxborough); và Học Khu Nashoba (bao gồm Lancaster và Stow).